Basel Accord: Risk management in banking

Basel Accord, Risk, Bis

Basel Accord: Risk management in banking là tài liệu tổng hợp về quản trị rủi ro theo Hiệp ước Basel.


Quản trị rủi ro theo Hiệp ước Basel được xem là chuẩn mực quản trị rủi ro tiên tiến mà các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước đang theo đuổi thực hiện. Hầu hết các quy định tại Việt Nam hiện tại về công tác quản trị rủi ro trong các ngân hàng thương mại được cơ quan nhà nước xây dựng dựa trên sự học hỏi, tiếp thu từ các phiên bản Basel của BIS. Cụ thể, Thông tư 22/2019/TT-NHNN thay thế cho Thông tư 36/2016/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng chủ yếu dựa trên phiên bản Basel I. Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng chủ yếu dựa trên phiên bản Basel II (tháng 06/2006).

Tóm lượt về an toàn vốn của ngân hàng trước và sau khi có Hiệp ước Basel:

Trước khi Basel được giới thiệu lần đầu vào năm 1988, trong lĩnh vực tài chính đã có những học giả, nhà kinh tế đưa ra những quan điểm lý thuyết về an toàn vốn của ngân hàng như Agency theory (tạm dịch lý thuyết xung đột lợi ích), lý thuyết trung gian tài chính, lý thuyết rủi ro đạo đức . Tuy nhiên chưa có lý thuyết nào được được xây dựng một cách hoàn thiện và dành riêng cho hoạt động của ngân hàng vốn dĩ rất đặc thù. Khủng hoảng tài chính những năm 1970 và 1980 đã làm cho các ngân hàng lớn cạn kiệt vốn, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động. Những bất ổn này là thách thức đối với các cơ quan quản lý ngân hàng.

Năm 1988, BCBS đã thông qua Basel I nhằm thiết lập các yêu cầu về vốn để bảo vệ người gửi tiền tránh khỏi những ngân hàng gặp rủi ro hệ thống. Basel I đã đưa ra các định nghĩa thống nhất về vốn, mức an toàn vốn tối thiểu dựa trên mức độ rủi ro của tài sản, tối thiểu 4% đối với vốn cấp 1, chủ yếu là vốn chủ sở hữu ít hơn lợi thế thương mại, 8% đối với vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Các quy định đo lường tỷ lệ an toàn vốn trong Basel I khá đơn giản, hầu hết tập trung vào rủi ro tín dụng, rủi ro chính yếu mà ngân hàng phải gánh chịu. Năm 1996, Basel I được sửa đổi và bổ sung thêm yêu cầu về vốn cho rủi ro thị trường. Basel I tập trung chủ yếu đo lường rủi ro tín dụng.

Tháng 06/2006, BCBS công bố Basel II “Sự thống nhất quốc tế về phương pháp đo lường vốn và các tiêu chuẩn về vốn” khắc phục nhược điểm của Basel I. Basel II là phiên bản khá hoàn chỉnh và được nhiều cơ quan quản lý ngân hàng trên thế giới áp dụng (bao gồm cả Việt Nam). Basel II đưa ra việc quản trị rủi ro 3 trụ cột gồm: trụ cột 1 những yêu cầu về vốn tối thiểu; trụ cột 2: quy trình kiểm soát của cơ quan giám sát; trụ cột 3: nguyên tắc thị trường. Việc đo lường rủi ro về vốn ở trụ cột 1 xem xét đồng thời rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường và tiếp cận theo các phương pháp tiêu chuẩn, nâng cao và phương pháp nội bộ. Basel II đo lường rủi ro về vốn bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 – 2008 buộc BCBS phải đề xuất sửa đổi Basel II, bản dự thảo Basel III được giới thiệu vào năm 2010. Điểm mới cơ bản trong Basel III về tỷ lệ an toàn vốn là yêu cầu về vốn cấp 1 tăng lên 6% thay vì 4% như Basel II. Ngoài việc đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn thấp nhất là 8%, các ngân hàng áp dụng Basel III còn phải bổ sung “đệm” bảo toàn vốn 2,5% của tài sản có trọng số rủi ro, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 10,5%. Yêu cầu vốn cấp 1 nâng lên 6% trong đó yêu cầu về vốn chủ sở hữu chung là 4,5%. Ngoài việc xác định vốn cần thiết cho rủi ro tín dụng (Basel I), rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường (Basel II). Basel III xem xét vốn cho các rủi ro khác như rủi ro thanh khoản, rủi ro chu kỳ, trạng thái vốn cổ phần ngoài sổ kinh doanh (equity positions outside trading books). Basel III bổ sung đo lường rủi ro liên quan đòn bẩy tài chính.
Yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel I, II, III

 

Basel I

Basel II

Basel III

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu chung

 

 

3,5%

4%

4,5%

4,5%

4,5%

4,5%

4,5%

Bộ đệm bảo toàn vốn (capital conservation buffer)

 

 

 

 

 

0,625%

1,25%

1,875%

2,5%

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu chung cộng (+) bộ đệm bảo toàn vốn

 

 

3,5%

4%

4,5%

5,125%

5,75%

6,375%

7%

Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu

4%

4%

4,5%

5,5%

6%

6%

6%

6%

6%

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

8%

8%

8%

8%

8%

8%

8%

8%

8%

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cộng bộ đệm bảo toàn vốn

8%

8%

8%

8%

8%

8,625%

9,25%

9,875%

10,5%


(Le Hong Thai, M.Res)

Tài liệu này phù hợp với sinh viên, học viên hoặc bất cứ ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu về quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại theo chuẩn mực Basel.

Bài viết về các yếu tố ảnh hưởng đến CAR tại đây 

Đăng nhận xét